LÝ THUYẾT VÀ "THỰC LÀM" CỦA NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH LOGISTICS VÀ CÂU CHUYỆN VỀ CÔNG NGHỆ SỐ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Bài toán nang giải về câu chuyện "thực làm" của sinh viên

Mới đây, theo trao đổi từ các Trường đại học hiện nay đào tạo về Ngành Logistics thì vấn đề "thực làm" là vấn đề nan giải cho cả Nhà trường - Sinh viên - Doanh nghiệp. Ước tính trong 3 năm tiếp theo, cần tới hơn 18.000 vị trí cần được lắp đầy cho công cuộc phát triển ngành Logistics, nhưng vấn đề đặt ra tại đây lại chính là chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế.

Một khảo sát gần đây của Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cho thấy chỉ có 6,7% doanh nghiệp logistics hài lòng với trình độ chuyên môn của nhân viên, còn tới 53,3% doanh nghiệp thiếu nhân viên có trình độ và kiến thức về logistics, 30% doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân viên, điều này càng cho thấy rõ sự yếu kém trong việc đào tạo nhân lực cho một ngành đang là mũi nhọn trong nền kinh tế hiện nay của Việt Nam.

Một số lãnh đạo các công ty Logistics cũng chỉ ra sự yếu kém về nguồn nhân lực như không nắm được kiến thức thực tế mà chỉ dựa vào lý thuyết, không thông thạo những thuật ngữ trong ngành và thao tác sử dụng các phần mềm văn phòng hỗ trợ công việc, điều này dẫn tới doanh nghiệp phải đào tạo lại từ đầu làm vừa mất thời gian, vừa tăng chi phí cho quá trình hoạt động.





Công nghệ số chưa được áp dụng trong giảng dạy

Hiện nay công cuộc chạy đua đào tạo nhân lực cho ngành Logistics đang ngày càng trở nên khốc liệt, tuy số lượng trường Đại học đào tạo ngành Logistics tăng nhanh lại tạo nên áp lực cho chính nhà trường khi phải đảm bảo chất lượng đào tạo, đưa sinh viên không chỉ về mặt lý thuyết mà còn "thực làm", thực làm ở đây được đánh giá khác so với thực hành, thực làm chính là cơ sở nền tảng được tạo ra từ việc đưa sinh viên tiếp cận sớm với ngành ngay từ trên ghế nhà trường, tiếp xúc công việc một cách thực tế để nắm rõ các nghiệp vụ và giải quyết được các vấn đề xảy ra. Hiện nay tại Việt Nam đã dần hình thành một khung đào tạo mang yếu tố 50% lý thuyết - 50% thực làm, điều này được nhà trường và doanh nghiệp cam kết phối hợp hỗ trợ cho sinh viên tiếp xúc môi trường làm việc từ sớm, từ đó tăng năng lực của nguồn nhân lực sau Đại học, tiến tới việc đáp ứng toàn diện nhu cầu nguồn nhân lực hiện nay của ngành Logistics.




Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Vũ Thị Ánh Tuyết và Thạc sĩ Nguyễn Thu Trâm thuộc Học viện Ngân hàng đã chỉ ra rằng hiện chỉ có khoảng 34% các trường có đào tạo về ngành logistics và chuỗi cung ứng có ứng dụng công nghệ số trong đào tạo, hầu hết các trường đào tạo thiên về lý thuyết, chưa gắn liền với thực tiễn, trong khi đó, logistics yêu cầu đào tạo như đào tạo nghề, đòi hỏi sinh viên ra trường phải biết thực tiễn. Song song đó, Tiến sĩ Nguyễn Thị Cúc Hồng, Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) cũng thừa nhận, so với các trường đại học có đào tạo logistics trên thế giới, thì tỷ lệ ứng dụng công nghệ số trong đào tạo tại UEF còn khá thấp, chỉ chiếm 6/132 tín chỉ, tương đương 5%; trong khi tỉ lệ này ở Đại học Bắc Florida (Mỹ) là 11%, tại Đại học Curtin (Singapore) là 21%, Đại học Logistics Kuhne (Đức) là 39%, điều này dẫn tới việc sinh viên không thể tiếp cận sự đổi mới của ngành gắn liền với thời đại phát triển công nghệ số của xã hội.

Trọng tâm của chương trình thiếu ứng dụng công nghệ, số hóa quản trị, đặc biệt là tự động hóa vào logistics. Chúng tôi muốn đề nghị ban lãnh đạo nhà trường cập nhật chương trình đào tạo, bổ sung các môn học hiện đại như E-logistics, code và dữ liệu quản trị, thiết kế nhà xưởng, nhà kho… Đưa giảng viên UEF sang các trường bạn để nghiên cứu, học tập để áp dụng cho sinh viên Việt Nam; đồng thời đầu tư mua giáo trình từ nước ngoài về áp dụng tại UEF” - Tiến sĩ Cúc Hồng nêu ý kiến

Hiện nay, đối với công ty cung cấp giải pháp công nghệ số cho ngành Logistics như TKSolution thì công ty luôn có những ưu đãi đặc biệt nếu các trường muốn sử dụng Phần mềm Quản lý kho hàng WMSHệ thống quản lý vận tải TMS trong giảng dạy sinh viên với tiêu chí phát triển nền giáo dục cho ngành Logistics một các hiệu quả và hiện đại, nắm bắt xu huớng chuyển đổi số hiện nay, đồng thời thường xuyên mở các chương trình thực tập đào tạo cho sinh viên nắm được nghiệp vụ thực tế đi kèm công nghệ số. Các đơn vị giáo dục, doanh nghiệp thể liện hệ trực tiếp với chúng tôi để tìm hiểu chi tiết và giải đáp các thắc mắc về công nghệ số cho ngành Logistics